TIỂU HỒI HƯƠNG – THẢO MỘC QUÝ VỚI MÙI HƯƠNG GIÀU TIỀM NĂNG
TIỂU HỒI HƯƠNG
Tiểu hồi hương (tên khoa học: Fructus Foeniculi) hay còn gọi là tiểu hồi hương, hương tử, cốc hương hoặc hồi hương. Tiểu hồi hương là quả già của cây hồi hương (Foeniculum capillacum Gilibert.), thuộc họ hoa tán (Umbelliferae). Tiểu hồi hương mọc hoang nhiều ở các vùng địa trung hải, thích hợp sống ở nơi có khí hậu mát.
Tiểu hồi hương có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng chỉ được trồng nhiều ở các vùng Sơn Tây, Cam Túc, Liêu Ninh, Nội mông và ở các nước như Ý, Pháp. Sau này, chúng mới được phân bố rộng rãi sang các quốc gia khác ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam nước ta cũng có trồng loại cây này, thường phân bố rải rác từ Bắc (ở vùng núi Tây Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang) tới Nam, tuy nhiên với số lượng không nhiều nên vẫn phải nhập từ Trung Quốc để sử dụng. Cần phải nói thêm, tiểu hồi có hương dịu được ưa thích và gieo trồng nhiều tại Ý, Pháp trong khi tiểu hồi đắng lại được trồng ở Đông Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.
1. Đặc điểm
Tiểu hồi hương thuộc dạng cây thân thảo, trung bình sống được 2 năm hoặc có thể sống lâu hơn. Thân cây có chiều cao trung bình từ 0,6 đến 2 m, có rễ cứng và thân nhẵn, màu lục lờ, hơi có khía. Lá mọc thường mọc so le nhau, có bẹ phát triển và có phiến lá xẻ lông chim từ 3 đến 4 lần thành dải hình sợi. Cụm hoa hình tán kép mọc ở nách lá và ngọn cành, các tán hoa mang nhiều hoa nhỏ màu vàng lục.
Quả nhỏ có dạng hình trứng thuôn, dài 4 – 8 mm, đường kính 1,5 – 2,5 mm. Mặt ngoài màu xanh hơi vàng hoặc vàng nhạt, hơi thuôn về phía 2 đầu, đỉnh mang chân vòi nhụy nhô ra, màu nâu vàng, đôi khi có cuống quả nhỏ ở phần đáy. Hoa thường mọc vào tháng 6 đến tháng 7, còn quả thường mọc vào tháng 10.
Tiểu hồi hương được coi là một loại thảo dược quý, có rất nhiều tác dụng dùng để chữa trị một số bệnh. Hạt tiểu hồi có mùi vị đặc trưng là thơm, vị hơi ngọt và hơi cay. Mùi hương của hạt tiểu hồi hương, giàu chất anethol, giống mùi của cam thảo, rau thơm và thì là, rất được ưa chuộng trong nước hoa, điển hình là chai L’Heure Bleu.
Phần được sử dụng để làm dược liệu là phần quả hay còn gọi là Tiểu hồi hương. Sau khi quả chuyển màu từ xanh sang nâu thì người ta sẽ đặt quả ở những nơi thoáng khí để cho chúng chín hoàn toàn. Với những quả đã ngả sang nâu sẫm, người ta sẽ thu hái và cột lại thành từng bó, sau đó mới đập ra để lấy quả. Phần rễ và cây tiểu hồi cũng được sử dụng để bào chế thuốc, nhưng không phổ biến.
2. Thu hái, chế biến và bảo quản
Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín cắt cây về phơi khô trong bóng râm, đập lấy quả, loại bỏ tạp chất.
Chế biến: gồm hai công đoạn chính là sơ chế và bào chế. Để sơ chế quả, người ta dùng chày để đập bỏ vỏ để lấy ruột quả bên trong.
Để bào chế quả hồi hương, thì dùng quả hồi đã bóc vỏ khuấy đều với nước muối hòa tan (cứ 10kg dược liệu thì hòa cùng 200g muối). Đến khi muối đã ngấm hoàn toàn vào dược liệu thì đổ hỗn hợp vào nồi, nấu với lửa nhỏ đến khi quả tiểu hồi ngả vàng là thành công.
Bảo quản: Để nơi khô thoáng, ráo mát.
3. Công dụng
Hạt tiểu hồi hương dùng trong nấu ăn
Nhờ Tiểu hồi hương có chứa hàm lượng dinh dưỡng như: vitamin A, vitamin B8, vitamin B6, cùng với đó là các nguyên tố như: Khoáng chất Natri, khoáng chất Magie,… Đặc biệt, rễ cây chứa đến 0.3% chất béo tự nhiên và phần quả chứa lượng tinh dầu chiếm 2-6% toàn quả nên thường được sử dụng làm gia vị trong nấu ăn sẽ giúp món ăn ngon miệng, hấp dẫn hơn và đặc biệt tốt cho sức khỏe, nhất là những người đang mắc các bệnh về tiểu đường, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu,…
Bạn có thể dùng gia vị tiểu hồi để nấu các món ăn như: Tẩm ướp thịt để chiên, xào, nướng hay các món canh, phở hoặc làm bánh,… Ngoài ra, hạt Tiểu Hồi có thể nghiền ra làm gia tăng mùi thơm cho những món như: mỳ Ý, Salad hải sản, tẩm ướp thịt cá,.. các loại bánh ngọt. Bên cạnh đó, tiểu hồi hương còn là một loại gia vị phổ biến trong kẹo (sử dụng phổ biến ở Ấn Độ) và rượu.
Mặt khác, Mùi hương của tiểu hồi có công dụng chế biến nước hoa, dùng trong việc đánh cá bằng mùi và hấp dẫn các loài cá. Theo kết quả phân tích của các nhà khoa học, tiểu hồi hương có tác dụng kích thích cá mau lớn khi bổ sung vào thức ăn, cung cấp những thành phần giúp cá sử dụng thức ăn một cách hiệu quả hơn. Do đó Tiểu hồi hương hoàn toàn có thể sử dụng như là một phụ gia bổ sung vào thức ăn thủy sản.
Hạt Tiểu hồi dùng để làm trà
Với công dụng của nó, trà hạt tiểu hồi giúp phòng chống và điều trị các bệnh như đau bụng kinh, mất ngủ, giảm stress, mệt mỏi, giảm đau, cân bằng lượng đường trong máu và giữ nước cho cơ thể… Ngoài ra loại trà này còn có tác dụng là mát gan, thanh lọc cơ thể giảm thiểu tình trạng mụn nhọt, rôm sảy.
Cách làm trà tiểu hồi: Bạn chỉ cần lấy 50g hạt tiểu hồi và 1 lít nước sôi.
Bước 1: Cho hạt vào ấm và đổ 100ml nước sôi vào tráng qua, chắt hết nước đổ đi.
Bước 2: Đổ 1 lít nước sôi vào trà, hãm trà trong vòng 15 phút.
Bước 3: Thưởng thức trà.
Hạt tiểu hồi làm thuốc chữa bệnh
Đau bụng kinh
Thảo dược này có tác dụng giảm đau, điều hòa kinh nguyệt, giảm các cơn co thắt cổ tử cung. Để có hiệu quả tốt bạn nên uống trà tiểu hồi trước 15 ngày khi có kinh và uống liên tục trong 6 tháng để chấm dứt hẳn tình trạng đau bụng kinh.
Chữa bệnh tiểu đường
Để điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất, an toàn cho người bị bệnh này. Ngoài chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, hạt chế các thực phẩm chứa chỉ số đường huyết cao, bạn nên uống trà hạt tiểu hồi hương mỗi ngày. Hạt này có tác dụng kích thích, thúc đẩy quá trình sản xuất insulin để cân bằng lượng đường huyết, giảm mỡ trong máu.
Chữa sốt rét ác tính
Hạt tiểu hồi hương có tác dụng tính nóng, điều trị tốt các cơn sốt rét ác tính nhanh và hiệu quả.
Cách điều trị: Lấy 100g hạt tiểu hồi giã nát, cho thêm chút nước sôi để nguội rồi vắt lấy nước uống mỗi ngày. Sau 3 ngày sẽ có hiệu quả và cắt các cơn sốt rét ác tính, người bệnh khỏe và thấy khoan khoái, nhẹ người hơn.
Chữa gan yếu, vàng da do thiếu máu
Tác dụng của hạt tiểu hồi là tái tạo các tế bào gan, ngăn ngừa các bệnh như xơ gan, viêm gan. Với hàm lượng chất sắt có nhiều trong tiểu hồi, nó giúp cơ thể sản sinh ra lượng máu cần và đủ cho cơ thể, phòng và chữa bệnh vàng da, da sạm do thiếu máu gây lên.
Ngăn ngừa sự hình thành, phát triển của vi khuẩn và nấm
Tinh dầu tiểu hồi có tác dụng tốt, hiệu quả trong việc chống lại, tiêu diệt các chủng nấm gây hại như nấm men, dermatophytes. Thành phần Anethole có tác dụng ức chế sự hình thành, phát triển của các vi khuẩn gây các bệnh như bệnh tả, tiêu chảy và mất nước.
Giảm viêm nhiễm
Các chất có trong hạt tiểu hồi có tính chất chống oxy hóa cao, nó có tác dụng chống viêm nhiễm, ngăn ngừa tổn hại từ oxy hóa, phòng chống các bệnh như tiểu đường, tim mạch ung thư một cách hiệu quả. Ngoài ra nó còn có tác dụng giảm sưng do viêm nhiễm và giảm đau hiệu quả. Bạn có thể sử dụng bột tiểu hồi trộn với rượu xoa vào vùng cơ đau ngoài da, hoặc hãm hạt tiểu hồi uống để chữa trị bệnh.
Chữa suy thận
Suy thận là nguyên nhân của hệ bài tiết yếu, thận không đào thải và đẩy được các chất ra bên ngoài. Tình trạng này dẫn đến các hiện tượng đau bụng một bên, khó đi lại.
Ngăn ngừa và chữa trầm cảm
Bệnh trầm cảm đến từ tâm lý chán nản, mệt mỏi, áp lực từ nhiều việc. Bệnh trầm cảm hiện nay rất phổ biến và gây ra hệ lụy vô cùng đáng sợ ở người mắc bệnh này. Ngoài việc điều trị tâm lý, thì bạn có thể dùng hạt tiểu hồi để chữa bệnh này.
Bạn có thể uống 3g bột tiểu hồi, ngày uống làm 3 lần và uống trong 10 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt, giảm nhanh các triệu chứng trầm cảm như: Lo lắng, mệt mỏi, chán nản, suy nghĩ tiêu cực.
Ngăn ngừa và chữa bệnh viêm loét dạ dày
Viêm, loét dạ dày sẽ gây ra các triệu chứng đau bụng quằn quại, ợ hơi chua, buồn nôn, khó tiêu, luôn có cảm giác ở lồng ngực.
Với các chất oxy hóa cao có trong hạt tiểu hồi, nó có khả năng, tác dụng ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày và làm giảm các triệu chứng của bệnh gây ra.
Trả lời