RỄ ĐINH LĂNG – “NHÂN SÂM BÌNH DÂN” DÀNH CHO MỌI NHÀ

RỄ ĐINH LĂNG – “NHÂN SÂM BÌNH DÂN” DÀNH CHO MỌI NHÀ

RỄ ĐINH LĂNG

Đinh lăng (tên khoa học là Polyscias fruticosa), hay còn được gọi là cây nam dương sâm, cây gỏi cá với thuộc họ nhân sâm. Loại cây này có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương, Madagascar, mọc ở cả Lào và miền nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây Đinh lăng được trồng khắp nơi trên đất nước, cây còn dùng làm cảnh do có lá xòe xum xuê xanh tốt quanh năm, rất đẹp mắt. Lá, thân hay rễ của đinh lăng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau với những công dụng riêng. Trong dân gian có nhiều loại cây có tên Đinh lăng, tuy nhiên loại dùng làm thuốc là đinh lăng lá nhỏ (cây gỏi cá). Những loại cây cũng có tên tương tự nhưng không được dùng làm thuốc: đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá ráng (lá to), đinh lăng trổ hoặc đinh lăng viền bạc.

1. Công dụng

  • Kích thích lợi tiểu

Trong lá đinh lăng có chứa saponin triterpen và 5 hợp chất polyacetylen,… giúp tăng nhẹ co bóp tử cung và lợi tiểu. Nếu so sánh với các nước rễ chanh, râu ngô lợi tiểu thì nước của lá đinh lăng tốt hơn tăng gấp 4 lần so với bình thường.

  • Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực

Trong đinh lăng chứa nhiều các dưỡng chất như vitamin B2, B1, B6, vitamin C, và các loại acid amin như lysin, methionin, cystein,… rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt để bồi bổ và tăng cường sức khỏe cho các bà mẹ vừa sau sinh. Ngoài ra, cây đinh lăng có tính hàn, có thành phần hoạt chất saponin giống như nhân sâm giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý, tăng cường sinh lực.

  • Thông tia sữa, tăng tuyến sữa cho phụ nữ sau sinh

Đinh lăng có tính hàn giúp làm mát sữa, bên cạnh đó chứa khoảng 20 loại acid amin khác nhau, phytosterol, glycosid, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, Sắt, Magie, Kali,… các chất đều giúp các bà mẹ tăng tiết sữa và hạn chế tắc tia sữa

  • Chống suy giảm trí nhớ

Lá đinh lăng chứa nhiều vitamin nhóm B nhất là vitamin B1, có tác dụng tăng biên độ điện thế não, tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não.

  • Cải thiện tình trạng biếng ăn

Ở lá đinh lăng chứa tới khoảng 20 loại acid amin giúp cho tiêu hóa thức ăn, kích thích sự thèm ăn cho con người. Khi sử dụng nước của lá đinh lăng sẽ giúp cơ thể tăng cân, giúp ăn ngon hơn.

  • Cải thiện tình trạng mất ngủ

Cây đinh lăng có chứa các hoạt chất với tác dụng ức chế men Monoamine oxidase, giúp cho khả năng truyền dẫn thông tin tại xung thần kinh được kích thích từ đó xua tan cảm giác mệt mỏi (nguyên nhân của mất ngủ). Ngoài ra mùi thơm của lá đinh lăng còn có tác dụng an thần, đả thông kinh mạch giúp ngủ sâu giấc và ngon hơn.

  • Cải thiện chức năng gan

Cây đinh lăng chứa nhiều loại acid amin trong đó có chứa methionin. Đây là acid amin quan trọng có chức năng bảo vệ gan rất tốt và làm mát, giải độc gan.

  • Cải thiện sức đề kháng, điều trị suy nhược cơ thể

Tác dụng của lá đinh lăng còn giúp cải thiện sức đề kháng, điều trị suy nhược cơ thể vì chứa thành phần alcaloid và các vitamin B1, B2, B6, C… Cung cấp các vitamin quan trọng cho cơ thể giúp cơ thể có sức đề kháng cao và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

  • Chữa ho lâu ngày

Từ xưa, rất nhiều người trị ho lâu ngày bằng lá đinh lăng. Vì trong đinh lăng có vị đắng, tính mát, chứa nhiều chất B1 và hoạt chất saponin. Đặc biệt đinh lăng giúp long đờm rất tốt.

  • Giúp cải thiện đường tiêu hóa

 Lá đinh lăng giúp cải thiện đường tiêu hóa. Nước sắc ra từ lá đinh lăng giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng về tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi nhờ các acid amin. Dùng trong vài ngày, đường tiêu hóa sẽ được cải thiện tốt hơn.

  • Chữa vết thương, mẩn do dị ứng

Việc uống nước đinh lăng có thể giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay, mẩn đỏ, và ngứa ngáy cho những người bị dị ứng da. Hãm nước từ lá đinh lăng và sử dụng hàng ngày có thể giảm các triệu chứng dị ứng và ngộ độc, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có cơ địa dị ứng.

  • Chữa mụn nhọt

Với khả năng oxy hóa mạnh, đinh lăng có thể giúp làm mờ các vết sẹo thâm sau khi mụn nhọt, từ đó giúp da phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra, việc sử dụng lá đinh lăng để làm sạch da cũng mang lại hiệu quả trong việc loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

2. Một số cách chế biến rễ đinh lăng phổ biến:

Bật mí với bạn 3 công thức chế biến món ăn cùng với lá đinh lăng được nhiều người áp dụng nhất. Thích hợp với những người bị nổi mề đay do nóng trong, suy nhược cơ thể hoặc do dị ứng thức ăn: Canh đinh lăng nấu tôm, cháo đinh lăng cùng tim heo, canh sườn non đinh lăng.

 3. Lưu ý khi sử dụng

Mặc dù đây là một loại dược liệu ít độc nhưng nếu bạn lạm dụng sử dụng quá mức, vẫn có thể gây ngộ độc. Dễ thấy nhất là xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng. Trong rễ cây đinh lăng lại có chứa nhiều saponin. Loại chất này có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Dùng cây đinh lăng liều cao có thể gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *