RỄ CAM THẢO – MỘT LOẠI NGUYÊN – DƯỢC LIỆU QUÝ CỦA NƯỚC TA

RỄ CAM THẢO – MỘT LOẠI NGUYÊN – DƯỢC LIỆU QUÝ CỦA NƯỚC TA

RỄ CAM THẢO

Rễ cam thảo (Glycyrrhiza uralensis Fisch), hay còn gọi là sinh cam thảo, bắc cam thảo, quốc lão. Chúng nguồn gốc từ phía Nam của Châu Âu và một vài quốc gia ở Châu Á. Ở nước ta cam thảo được du nhập từ Trung Quốc sau đó được trồng nhiều ở các tỉnh thành Vĩnh Phú, Hải Hưng và Hà Nội.

Ngoài việc cam thảo được sử dụng rộng rãi để làm dược liệu điều trị bệnh khác nhau thì chúng còn được trồng chủ yếu để lấy rễ, để tạo ra chiết xuất cam thảo. Chiết xuất này sau đó được sử dụng để làm hương liệu và dùng trong công nghiệp mỹ phẩm. Cam thảo còn được sử dụng để tạo hương vị cho bánh kẹo, đồ uống và cả thuốc. Việc sử dụng cam thảo làm thuốc bắt nguồn từ thời Ai Cập cổ đại, người ta chế biến rễ thành thức uống cho các Pharaoh.

  • Hướng dẫn sử dụng cam thảo

Thu hái: Rễ và thân cam thảo được thu hái từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm. Người ta đào rễ và thu hái thân cây, sau đó xếp thành đống để hơi men làm rễ có màu vàng sẫm

Chế biến: Sau khi rửa sạch, rễ và thân Cam thảo được xắt mỏng thành lát khoảng 2mm. Sau đó đem đi sấy và phơi khô.

Bảo quản: Bảo quản cam thảo ở nơi khô thoáng và kín gió.

1. Công dụng của rễ cam thảo

  • Chữa tình trạng trào ngược axit dạ dày

Cam thảo cũng có tác dụng rất hữu hiệu đối với những trường hợp bị khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, giúp làm dịu dạ dày, giảm chướng bụng, ợ chua. Đây là bài thuốc được biết đến từ rất lâu trong dân gian. Uống cam thảo là cách để cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, đường ruột và phòng tránh được chứng khó tiêu.

  • Cam thảo giúp chống ung thư

Trong rễ cam thảo có chứa nhiều chất chống oxy hóa, các chất này tham gia vào quá trình chống lại gốc tự do, chống lại sự hình thành của các tế bào gây ung thư. Đồng thời, cam thảo và các dẫn xuất của cam thảo có thể bảo vệ, chống lại tổn thương DNA.

  • Tăng cường miễn dịch

Rễ cây cam thảo có đặc tính chống virus và kháng khuẩn giúp tăng cường miễn dịch. Đồng thời nó cũng ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn và nấm khác nữa. Ngoài ra, rễ cam thảo còn làm giảm ho và các bệnh khác của đường hô hấp.

  • Nâng cao sức khoẻ của não

Rễ cam thảo có thể làm giảm căng thẳng và làm chậm quá trình lão hóa của não. Trà cam thảo sẽ giữ cho bộ não của bạn khỏe mạnh. Nó cũng có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer và các bệnh về não khác.

  • Chống lại chứng viêm

Rễ cam thảo có hiệu quả trong điều trị viêm đường tiêu hóa. Các enzyme có trong rễ cũng ngăn chặn sự viêm mô trong cơ thể. Các nghiên cứu đã nói rằng, gốc cam thảo cũng có thể bảo vệ chống viêm mãn tính và viêm khớp.

  • Tốt cho sức khoẻ răng miệng

Có hai hoạt chất chiếm ưu thế trong cam thảo đó là Licoricidin và Licorisoflavan A có hiệu quả ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Một số chất khác trong cam thảo có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn liên quan đến bệnh viêm nha chu.

  •  Hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp trên

Cam thảo có thành phần tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, có tác dụng tốt đối với những trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Chất glycyrizin từ rễ cam thảo còn được biết đến là rất tốt trong điều trị hen suyễn.

  • Cải thiện sức khỏe làn da

Rễ cam thảo có đặc tính khử trùng, chống viêm và làm dịu da giúp chữa lành các tình trạng da khác nhau như đỏ và viêm. Rễ cam thảo cũng có thể làm sáng làn da.

  • Hỗ trợ giảm cân

Rễ cam thảo chứa chất xơ, giúp bạn cảm thấy no và giảm cảm giác thèm ăn. Loại rễ này cũng làm giảm khối lượng mỡ trong cơ thể.

  • Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Rễ cam thảo được biết là có khả năng làm giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, rễ cây có tác dụng tăng estrogen ở phụ nữ và điều này giúp làm giảm các triệu chứng của PMS. Rễ cam thảo cũng tốt cho phụ nữ mãn kinh.

2. Một số cách chế biến rễ cam thảo

Ngoài việc sử dụng cam thảo làm dược phẩm, cam thảo còn có thể làm trà lipton cam thảo, sâm bông cúc cam thảo (Thành phần: Hoa cúc khô, Cam thảo khô, táo đỏ, Đường nâu); Làm kẹo cam thảo (xuất hiện đầu tiên ở Anh), mì Ý cam thảo – màu đen, giống như một số món bánh mì cam thảo cuộn ốc.

Ở Phần Lan, rễ cam thảo được sử dụng làm bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy, kem, dưa chua, bột trộn, cocktail và thậm chí cả vodka. Trong nấu ăn, cam thảo có thể sử dụng làm nguyên liệu cho các món như: thit ba chỉ kho trứng cút cam thảo, lẩu gà tứ xuyên, mì vịt tiềm,…

3. Lưu ý và chỉ định đối tượng không nên sử dụng cam thảo

  • Những người bị rối loạn tiêu hóa và bị táo bón lâu ngày

Cam thảo có hiệu quả tốt đối với trường hợp bị tiêu hóa kém, đau bụng do tiêu chảy nhưng với đặc tính giữ nước sẽ không hiệu quả trong trị táo bón.

  • Phụ nữ trong quá trình mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ

Theo nhiều nghiên cứu cho biết, loại thảo dược này có thể làm tăng hormone stress khi trẻ sinh ra đời, làm ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ sau này và đặc biệt nguy hiểm là trẻ có nguy cơ sinh non. Đối với những trẻ đang bú sữa mẹ, có mẹ sử dụng một lượng lớn cam thảo, trẻ có nguy cơ bướng bỉnh, hung hăng và khó dạy bảo hơn những đứa trẻ khác.

  • Những người bị bệnh cao huyết áp và huyết áp không ổn định

chỉ với khoảng 20g cam thảo, chúng có thể ảnh hưởng nhất định đến cơ quan thận, hệ thống tim mạch và mang lại sự nguy hiểm đối với những người có tiền sử cao huyết áp hoặc huyết áp không ổn định.

  • Những người già, người lớn tuổi và trẻ nhỏ

Đối với người già khi sử dụng cam thảo, cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ Đông y về liều lượng, nhằm tránh nguy cơ sử dụng quá hàm lượng cho phép sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa chưa phát triển nên dễ bị nôn ói và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Đối tượng nam giới khỏe mạnh cũng không nên sử dụng cam thảo nhiều dễ gây yếu sinh lý. Người mắc bệnh về gan, thận nếu muốn sử dụng cần theo chỉ định liều lượng của bác sĩ.

Tóm lại, mặc dù mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe nhưng việc bổ sung quá nhiều cam thảo có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe không kém.

Chất Glycyrrhizin có thể gây tăng huyết áp, giảm kali máu, gây phù nề do ứ nước; gây hại cho gan và hệ thống tim mạch. Rễ cam thảo hay chiết xuất cam thảo không được chỉ định cho một số bệnh nhân bị mắc các bệnh như tiểu đường, phù, cao huyết áp, tim mạch, tăng nhãn áp và các bệnh về gan, thận…

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *